- Chuyên đề:
- Tăng huyết áp
Kiểm soát huyết áp bằng cách thay đổi chế dộ dinh dưỡng và lối sống
Ăn gì để kiểm soát tình trạng cao huyết áp?
3 tư thế cực kỳ nguy hiểm - người tăng huyết áp cần tránh!
7 loại thảo dược cực tốt cho người tăng huyết áp
Vừa tăng huyết áp vừa đái tháo đường nên ăn gì?
Vận động
Tập thể dục từ 30 - 60 phút mỗi ngày là một phần quan trọng trong lối sống lành mạnh. Thường xuyên vận động giúp giảm huyết áp, cải thiện tâm trạng, sức mạnh và sức bền của cơ thể. Tập thể dục còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh về tim.
Vận động thường xuyên giúp điều hòa huyết áp
Nếu như bạn đang thiếu thời gian vận động, hãy tham vấn ý kiến bác sỹ để xây dựng một lịch trình tập thể dục phù hợp. Hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, sau đó dần dần nâng cao tốc độ và tần suất. Nếu không thích tập gym, bạn có thể chọn các hoạt động ngoài trời khác như chạy bộ hoặc bơi.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến cáo nên kết hợp các bài tập tăng cường ít nhất 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể thử nâng tạ, tập chống đẩy hoặc thực hiện các bài tập tương tự khác.
Thực hiện chế độ ăn kiêng DASH
Chế độ ăn kiêng nhiều rau quả và ngũ cốc tốt cho người bị cao huyết áp
Áp dụng một chế độ ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp – DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) sẽ giúp hạ huyết áp nhiều nhất là 11mmHg. Chế độ ăn kiêng này bao gồm:
- Ăn hoa quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
- Sử dụng các loại sữa và sản phẩm sữa ít chất béo, ăn thịt nạc, cá và các loại hạt.
- Tránh xa các thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao có trong thực phẩm chế biến sẵn, sữa chưa tách béo, thịt mỡ.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế các loại đồ ngọt và đồ uống có đường như nước ngọt có gas và nước ép trái cây.
Giảm lượng muối
Hãy giữ lượng muối mà bạn ăn vào ở mức thấp nhất có thể. Ở một số người, ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể tích nước. Điều này dẫn đến huyết áp tăng đột ngột.
Ăn quá mặn khiến tình trạng cao huyết áp nặng hơn
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo lượng natri nạp vào cơ thể mỗi ngày là khoảng 1.500 - 2.300mg (tương đương với 1/2 thìa cà phê muối). Bạn có thể sử dụng các loại gia vị thảo mộc để thay thế cho muối. Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều natri, bạn hãy hạn chế các loại thực phẩm này hoặc đọc kỹ hàm lượng natri có ghi trên bao bì sản phẩm.
giảm cân nếu cảm thấy cần thiết
Cân nặng và cao huyết áp luôn đi cùng nhau, đặc biệt là chỉ số vòng eo. Mỡ xung quanh vùng eo, hay còn gọi là mỡ nội tạng là một vấn đề gây khó chịu. Mỡ nội tạng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có cao huyết áp. Nhìn chung, đàn ông nên giữ số đo vòng 2 dưới 40inch (khoảng 101cm) và phụ nữ cần duy trì số đo này dưới 35inch (88,9cm).
Không hút thuốc lá
Mỗi điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp của bạn chỉ vài phút sau khi hút thuốc. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, huyết áp có thể tăng cao trong thời gian dài. Những người bị huyết áp cao hút thuốc lá có nguy cơ cao dẫn đến đau tim và đột quỵ. Ngay cả khói thuốc cũng khiến bạn tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim.
Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm cao huyết áp
Bên cạnh nhiều lợi ích sức khỏe khác, bỏ thuốc lá giúp huyết áp của bạn trở lại bình thường.
Không sử dụng đồ uống có cồn
Uống 1 ly rượu vang đỏ vào bữa tối có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, nhưng chỉ khi bạn biết điều tiết.
Uống nhiều rượu dẫn đến nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe, bao gồm cả cao huyết áp. Không chỉ vậy, uống rượu còn làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc huyết áp.
Hạn chế stress
Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Áp lực cuộc sống hiện đại có thể khiến bạn rất khó để có thể sống chậm lại và thư giãn. Để giảm stress, bạn hãy dành một khoảng thời gian nhất định để thư giãn. Stress có thể do công việc, mối quan hệ hoặc tài chính của bạn. Khi xác định được lý do gây ra stress, bạn có thể tìm cách để thay đổi vấn đề đó. Hãy thử hít thở thật sâu, tập yoga hoặc thiền định.
Bình luận của bạn